Lưu huỳnh điôxít
Lưu huỳnh điôxít

Lưu huỳnh điôxít

Lưu huỳnh điôxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ, lưu huỳnh(IV) oxit, sulfur đioxit) là một hợp chất hóa học với công thức SO2. Chất khí này là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường rất đáng kể. SO2 thường được mô tả là "mùi hôi của lưu huỳnh bị đốt cháy". Lưu huỳnh đioxit là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí. Nó có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong, làm mất màu dung dịch brom và làm bay màu cánh hoa hồng.

Lưu huỳnh điôxít

Số CAS 7446-09-5
Mômen lưỡng cực 1,63 D
Điểm sôi −10 °C (263 K)
Khối lượng mol 64,054 g mol−1
Công thức phân tử SO2
Điểm bắt lửa không cháy
Điểm nóng chảy −72,4 °C (200.75 K)
Khối lượng riêng 2,551 g/L, gas
Phân loại của EU độc hại
Hình dạng phân tử Bent 120°[1]
NFPA 704

0
3
0
 
Độ hòa tan trong nước 9,4 g/100 mL (25 °C)
Chỉ dẫn R R23 R34
Bề ngoài khí không màu
Chỉ dẫn S (S1/2) S9 S26 S36/37/39 S45
Tên khác Sulfur đioxit, lưu huỳnh(IV) oxit; anhyđrit sulfurơ
Độ axit (pKa) 1,81
Hợp chất liên quan Mônôxít lưu huỳnh; Triôxít lưu huỳnh; axit sulfuric
Số RTECS WS4550000